CÁCH SƠ CỨU CHO MÈO TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP

  1. Kiểm tra hơi thở

    Dùng một chiếc gương nhỏ để trước mũi mèo sẽ giúp bạn dễ kiểm tra hơi thở của mèo hơn.

    Mèo có thể thở rất nhẹ nhưng bạn vẫn có thể quan sát được sự tăng giảm của lồng ngực. Nếu dấu hiệu hơi thở không rõ ràng và bạn nghi ngờ rằng mèo cưng bị tắt thở, hãy để một chiếc gương nhỏ trước mũi mèo.

    Hơi nước trong hơi thở sẽ làm mờ gương. Sau khi kiểm tra xong và xác định rằng mèo có bất thường trong hơi thở, hãy đưa mèo đến bác sĩ nhanh nhất có thể.

Tìm hiểu các cách sơ cứu chó mèo trong trường hợp khẩn cấp là vô cùng quan trọng

2. Cảm nhận nhịp tim mèo

Bạn có thể cảm nhận được nhịp tim mèo bằng cách dùng 2 ngón tay đặt vào lồng ngực – dưới 2 chân trước của mèo. Khi đã xác định đúng vị trí, bạn có thể ấn nhẹ ngón tay để cảm nhận được nhịp tim đang đập. Nếu nhịp tim mèo có điều gì bất thường, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ.

3. Nên làm gì khi mèo bị nghẹn?

Đường thở của mèo được bảo vệ rất tốt nên rất ít khi chúng bị nghẹn do dị vật. Tuy nhiên, mèo vẫn có thể gặp rắc rối khi cố nhai các vòng chuỗi. Những sợi cỏ dính trong họng cũng khiến chúng khó chịu và ho dai dẳng. Ngoài ra, chất lỏng xung quanh phổi có thể gây ra triệu chứng gần giống như mèo bị nghẹn, ví dụ như: thở hổn hển, lưỡi mèo chuyển sang màu tím xanh đậm.
Dù trong tình huống nào thì bạn cũng không nên cố cho tay vào miệng mèo để loại bỏ dị vật. Răng mèo có rất nhiều vi khuẩn và đương nhiên, bạn cũng không muốn bị cắn đúng không nào. Trong trường hợp này, những cách sơ cứu cho mèo có thể không hiệu quả, điều bạn nên làm là lập tức đưa mèo đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

4. Cách sơ cứu cho mèo khi bị chảy máu

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến mèo bị chảy máu thường là chúng vô tình rút móng hoặc bị cắt vào đệm thịt.

Sử dụng khăn hoặc khăn tay sạch, tốt nhất là màu trắng và có độ rộng phù hợp với chân mèo. Khăn trắng giúp bạn nhìn rõ lượng máu chảy hơn so với khăn màu sậm. Quấn khăn thành từng vòng quanh vết thương. Bạn không nên quấn một đoạn quá chặt theo phương pháp garo cầm máu (tourniquet) để ngăn dòng máu, điều này có thể gây hại nhiều hơn cho mèo.

Tuyệt đối không dùng aspirin và paracetamol nếu không muốn mọi thứ tệ hơn. Trường hợp mèo bị thương do bị cắn, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y sẽ tốt hơn.

5. Cách sơ cứu cho mèo bị gãy xương

Khi xương bị gãy lòi ra, bạn không nên đụng vào cho đến khi bác sĩ thú y xử lý. Điều bạn nên làm là hạn chế để vết thương bị nhiễm trùng hay bám bụi bằng cách dùng khăn che lại. Tốt nhất là không nên dùng nẹp để cố định vì chúng thật sự không hiệu quả mà còn làm tăng trọng lượng ở phần xương gãy. Điều này có thể làm cho các chấn thương nặng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *