Cùng king’s Pet tìm hiểu ngay cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ tại nhà mà không cần đưa chó đến trường huấn luyện.
Dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ: Dấu hiệu chó muốn đi vệ sinh
Để dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ, trước hết bạn cần xác định được những dấu hiệu cho thấy chó đang muốn đi vệ sinh:
Khi chó cảm thấy cần thiết, chúng sẽ chạy lòng vòng, ngửi ngó, hoặc ngồi xổm và phát ra tiếng rên. Bạn cần đưa chúng ra ngoài ngay khi nhận thấy các dấu hiệu này. Nếu bạn thấy chúng đang ngồi xổm chuẩn bị “không đúng chỗ”, hãy làm cho chúng hoảng hốt bằng cách la hét, vỗ tay mạnh, hoặc đập vào tường. Sau đó, dẫn chúng ra ngoài đến địa điểm mà bạn đã chọn và khuyến khích chúng đi vệ sinh tại đó. Nếu bạn trễ và chúng đã lỡ tiểu trong nhà, cũng hãy nhanh chóng đem chúng ra ngoài.
Phương pháp cơ bản để dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ
Bạn cần đưa chó ra ngoài ngay khi chúng có dấu hiệu muốn đi. Nếu không theo dõi chúng trong thời gian dài, rất có thể chúng sẽ phải “xử lý” ngay tại chỗ ngủ của mình. Điều này sẽ khiến bạn mất thời gian dọn dẹp và có thể gây khó chịu.
Thời điểm tốt nhất để huấn luyện chó là khác nhau tùy loài. Dựa vào thời gian và thói quen của chó mà bạn đã tìm hiểu, bạn có thể xây dựng lịch trình huấn luyện hợp lý. Đối với người Việt Nam, thường chủ nuôi đi làm từ 8 giờ sáng và trở về vào khoảng 6 giờ chiều. Theo thời gian này, bạn có thể sắp xếp thời gian cho thú cưng như sau:
- 6h30: Thức dậy và dẫn chó đi vệ sinh ở nơi bạn mong muốn.
- 6h40 – 7h00: Để chó tự chơi và vui vẻ.
- 7h00 – 7h20: Bạn hãy cho chó ăn uống. Khi cún đã ăn xong, nhớ dọn dẹp đồ ăn và nước uống ngay nhé.
- 7h20 – 7h30: Dắt cún đi vệ sinh sau khi chúng đã no bụng. Sau khi cún hoàn tất việc này, bạn hãy nhốt chúng vào chuồng.
- 18h00: Thả cún ra khỏi chuồng để chúng thoải mái hơn.
- 18:15 – 18:30: Dẫn cún quay lại nơi đi vệ sinh mà chúng đã quen. Sau đó, để cún chơi một cách tự do.
- 18:30: Đến lúc bạn cho cún ăn và uống. Khi chúng ăn xong, hãy dọn dẹp đồ ăn và nước uống ngay lập tức.
- 19:00: Khi chó đã ăn no, bạn dẫn chúng đến chỗ đi vệ sinh mà bạn đã quy định.
- 19:15: Sau khi cún hoàn thành, bạn nhốt chúng vào chuồng.
- 23:00: Cuối ngày, cho cún đi vệ sinh lần cuối tại vị trí đã chỉ định trước. Sau đó nhốt chúng vào chuồng cho đến sáng.
Phụ kiện hỗ trợ dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ
Đồ dùng hỗ trợ trong việc dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ có thể rất hữu ích. Kết hợp giữa sự kiên nhẫn và sự nhất quán cùng với việc sử dụng các sản phẩm phù hợp sẽ giúp quá trình huấn luyện đạt hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là một số sản phẩm mà bạn có thể tham khảo:
- Tấm lót vệ sinh cho chó (Puppy Pads): Là lựa chọn tiện lợi cho việc nhanh chóng hấp thụ chất lỏng và khử mùi, đặc biệt phù hợp với chó con và chó già.
- Nước xịt dẫn hướng vệ sinh (Attractant Sprays): Sản phẩm này giúp thu hút chó đi vệ sinh đúng chỗ nhờ vào hương liệu đặc biệt, hiệu quả thấy rõ chỉ sau 3-5 ngày.
- Xịt khử mùi phân và nước tiểu: Giúp loại bỏ những mùi khó chịu và ngăn chặn chó tái phạm thói quen xấu.
- Chuồng hoặc lồng chó: Hỗ trợ chó tập trung vào việc vệ sinh tại nơi quy định, đồng thời tạo cảm giác an toàn và giảm sự cô lập.
- Đồ chơi kích thích vệ sinh: Những món đồ chơi này sẽ giúp chó giữ sự chú ý và thường xuyên đi vệ sinh sau khi vui chơi.
- Túi nhặt phân và găng tay vệ sinh: Giúp bảo vệ môi trường và mang lại sự thuận tiện trong khi dạo chơi cùng chó.
- Khay vệ sinh cho chó: Cung cấp một địa điểm cố định cho chó đi vệ sinh, từ đó giúp chó dễ dàng thích nghi với thói quen mới.
- Dây dắt huấn luyện: Giúp bạn quản lý chó khi đưa ra ngoài và theo dõi trong quá trình huấn luyện.
PATE KING’S PET BY BAO ANH TRÁI CÂY – LÀN GIÓ MỚI CHO TIÊU CHUẨN THỨC ĂN CHO THÚ CƯNG
Theo đuổi một xu hướng và chuẩn mực mới cho thức ăn cho thú cưng, King’s Pet by Bao Anh luôn trăn trở liệu thú cưng có thể ăn trái cây như chúng ta?
Sau quá trình nghiên cứu cùng các chuyên gia, King’s Pet By Bao Anh đã tìm ra được thú cưng hoàn toàn có thể ăn được trái cây với mức liều lượng hợp lý. Đặc biệt, trái thơm (dứa) là loại trái cây lành tính, an toàn cho thú cưng nhờ vào hàm lượng fructose cùng Vitamin A, Folate, C, B6 cùng các khoáng chất như Magie và Kali.
- Giúp tiêu hoá dễ dàng: Với các enzyme tiêu hoá hoạt động mạnh mẽ, trái thơm (dứa) luôn được xem là “bài thuốc” thúc đẩy việc tiêu hoá được thuận lợi và mượt mà hơn. Đồng thời các loại chất xơ hoà tan, chất xơ không hoà tan phong phú sẽ loại bỏ tình trạng táo bón, tiêu chảy, giúp đường ruột khoẻ manh hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Thơm (dứa) cực kỳ giàu Vitamin C, Axit Ascorbic kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các tác động xấu của các gốc tự do.
- Tốt cho sức khoẻ răng miệng: Sở hữu loại enzyme có khả năng lấy đi vết bẩn và vi khuẩn giúp răng chắc khỏe.
- Hỗ trợ thị lực khoẻ mạnh: Chất beta-carotene trong quả thơm có thể giúp trì hoãn thoái hóa bạch cầu, căn bệnh ảnh hưởng đến thị lực.
- Giảm căng thẳng: Dứa có serotonin, một chất chống căng thẳng tự nhiên giúp giữ cho các hormone và thần kinh của bạn được thư giãn.
- Tăng cường sức khoẻ xương: Mặc dù không được biết đến nhiều như một nguồn trái cây giàu canxi, nhưng thơm chứa lượng lớn mangan. Mangan là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sự chắc khỏe, tăng trưởng và phục hồi của xương