Cách Để Nhận Biết Mèo Đang Mang Thai

Cách Để Nhận Biết Mèo Đang Mang Thai

Phần 1: Nhận biết Dấu hiệu Sinh sản

1. Xác định dấu hiệu mèo có khả năng sinh sản.

  • Khi mèo của bạn có khả năng sinh sản và đến thời kỳ động dục, có thể chúng đã mang thai.
  • Mèo cái thường tiến hành tìm bạn tình khi ngày dài hơn và thời tiết ấm lên, thường là trong thời điểm giữa mùa xuân và thu.
  • Mèo cái thường bắt đầu chu kỳ sinh sản khi thời tiết ấm lên và khi đã phát triển khối lượng cơ thể khoảng 80%. Nói cách khác, sau bốn tháng tuổi mèo sẽ có khả năng sinh sản trong trường hợp bất thường.

 

 

2. Quan sát hành vi giao phối.

  • Khi mèo đến thời kỳ động dục, chúng sẽ thay đổi hành vi rõ ràng nhằm thu hút mèo đực trong khoảng từ bốn đến sáu ngày.
  • Mèo đến thời kỳ đầu sinh sản sẽ có dấu hiệu bất an, trở nên trìu mến hơn, bắt đầu phát ra tiếng kêu nhỏ, và thèm ăn hơn.
  • Khi mèo cái bước vào thời kỳ động dục, chúng sẽ bắt đầu “kêu” meo meo thường xuyên và liên tục, và có thể biếng ăn hơn.
  • Mèo cái động dục sẽ thân thiện trìu mến với người hơn, lăn người qua lại, nhổm phần hông lên cao và khụy hai chân sau xuống rồi ngoắc đuôi sang một bên.

 

3. Nắm rõ biểu hiện bên trong của mèo cái khi đến thời kỳ sinh sản.

  • Khi đến giai đoạn này, mèo sẽ biểu hiện nhiều hành vi kỳ quặc hơn, lúc này chúng có khả năng đã mang thai.
  • Trong trường hợp nhận biết được mèo đã bắt đầu thời kỳ sinh sản, thì khả năng mang thai của chúng là chắc chắn.
  • Sau khi giao phối, mèo cái sẽ bước vào “giai đoạn trầm lắng” kéo dài từ 8 đến 10 ngày và trở nên bình tĩnh hơn. Tuy nhiên, sau giai đoạn này mèo sẽ tiếp tục giao phối từ giữa tháng 4 đến tháng 9.
  • Để mèo không tiếp tục giao phối/hay vô tình mang thai, bạn nên triệt sản cho chúng càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe

 

Phần 2: Nhận biết Dấu hiệu mang thai

 1. Kiểm tra núm vú.

  • Sau thời gian mang thai từ 15 đến 18 ngày, núm vú của mèo sẽ “hồng lên”, hoặc đỏ sậm và phát triển lớn hơn.
  • Vú phát triển to hơn, và có thể tiết ra chất sữa.
  • Hiện tượng đầu vú phát triển cũng là dấu hiện mèo đến thời kỳ động dục, cho nên đây chưa phải là căn cứ để nhận biết mèo đang mang thai.

 

2. Quan sát đặc điểm hình dạng “con lừa”.

  • Khi nhìn từ một bên, mèo đang mang thai thường có phần lưng cong xuống, bụng hơi tròn và phình ra.
  • Đa số mèo cái thường có thân hình như con lừa muộn hơn khi mang thai.
  • Trong trường hợp mèo yêu của bạn tăng cân chứ không phải đang mang thai thì toàn bộ cơ thể sẽ nặng và to hơn, không chỉ phần bụng mà còn bao gồm cổ và chân đều phát triển.

 

3. Quan sát hành động chuẩn bị ổ.

  • Trước khi sinh vài ngày, mèo cái sẽ bắt đầu làm ổ để chào đón những đứa con của mình.
  • Mèo yêu của bạn có thể tìm một nơi yên tĩnh kín đáo như tủ quần áo và bắt đầu tha chăn màn, khăn, hoặc vài tấm vải xếp thành ổ cho việc sinh đẻ.
  • Trong trường hợp phát hiện hành vi làm ổ của mèo và bạn chưa nhận ra chúng đang mang thai, thì nên mang đến bác sĩ thú y để tiến hành kiểm tra tiền sản.

 

Phần 3: Chăm sóc Mèo đang mang thai 


 

1. Đưa mèo đi khám bác sĩ thú y trong trường hợp nghi ngờ mang thai.

  • Bác sĩ thường sẽ xác nhận việc mang thai của mèo và tư vấn cách chăm sóc chúng cẩn thận. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách thức chăm sóc và chuẩn bị sinh nở cho mèo yêu.
  • Để bác sĩ kiểm tra phần bụng của mèo; sau khoảng 17 đến 25 ngày, bác sĩ có kinh nghiệm có thể cảm nhận được sự phát triển của phôi thai.
  • Bạn nên để cho bác sĩ khám thai cho mèo yêu, không nên đụng vào chúng vì sẽ dễ gây sẩy thai .


 

2. Yêu cầu siêu âm.

  • Nếu chưa chắc chắn sau khi cảm nhận bào thai, thì bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định xem chúng có thai hay không cũng như số lượng bào thai bên trong.
  • Bác sĩ có thể phát hiện nhịp tim khi bào thai được 20 ngày tuổi bằng phương pháp siêu âm. 

 

3. Yêu cầu bác sĩ chụp phim.

  • Sau khoảng 45 ngày tuổi, bộ xương của mèo con hiện lên rõ ràng khi chụp phim, điều này nhằm xác định số lượng mèo con bên trong.
  • Bác sĩ thường sẽ tiến hành chụp phim hai lần để theo dõi phần bụng và số lượng mèo con cũng như phát hiện các vấn đề tiềm ẩn.
  • Tia X không gây hại cho mèo yêu của bạn cũng như mèo con nằm trong bụng.
  • Chụp phim sẽ xác định số lượng mèo con chính xác hơn là siêu âm, mặc dù phương pháp này cũng không đúng 100%.

 

4. Không tiêm ngừa, tẩy giun, cho mèo uống thuốc khi đang mang thai.

  • Vắc-xin đặc biệt có thể gây nguy hiểm cho chúng hoặc mèo con trong suốt thai kỳ.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho mèo uống thuốc, bao gồm thuốc tẩy giun hoặc sau khi sinh.

 

5. Tăng lượng calo tiêu thụ trong vài tuần cuối của thai kỳ.

  • Bạn có thể nhận thấy rằng mèo yêu thường ăn nhiều và tăng cân khi đến giai đoạn gần sinh.
  • Vì mèo con trong bụng luôn phát triển nhanh trong giai đoạn cuối thai kỳ, cho nên bạn cần cho mèo yêu ăn theo chế độ tăng trưởng để chúng có đủ năng lượng cung cấp cho mèo con.

 

6. Giữ mèo trong nhà khi đến giai đoạn cuối của thai kỳ.

  • Khi mèo sắp sinh, bạn không nên cho chúng ra ngoài để tránh tìm ổ đẻ.
  • Bạn có thể chuẩn bị ổ hoặc hộp giấy để trong nhà. Đặt ổ nằm ở nơi ấm áp, khô ráo, yên tĩnh và lót bằng giấy báo hoặc khăn hay chăn màn cũ.
  • Để thức ăn, nước uống, và chỗ đi vệ sinh gần ổ và đặt mèo nằm trong đó chờ đến ngày sinh.

 

Cảnh báo:

  • Hàng triệu mèo hoang bị tử vong mỗi năm do số lượng quá nhiều. Vì vậy bạn cần triệt sản cho mèo để tránh gây nên hiện tượng này. Triệt sản cho mèo trước 5 hoặc 6 tháng tuổi để chúng không thể mang thai.
  • Một vài bác sĩ thú y sẽ đề nghị “phá thai” hoặc triệt sản cho mèo đang mang thai. Một số khác không khuyến cáo điều này khi quá thời điểm cụ thể trong quá trình mang thai, trong khi các bác sĩ khác sẽ tiến hành phẫu thuật bất cứ lúc nào trong thai kỳ.
  • Mèo cái thường không bị “ốm nghén”, cho nên trong trường hợp chúng bắt đầu nôn thường xuyên hay biểu hiện dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bạn cần đưa đi khám bác sĩ thú y. 

Nguồn: www.wikihow.vn 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *