Lần tẩy giun đầu tiên: Chó mèo, con mới sinh được 3 tuần tuổi (thường ở ngày thứ 21-23, muộn nhất là ngày thứ 25). Lúc này giun có thể đẻ trứng trong ruột chó mèo con do đó cần phải tẩy giun, sán trước khi trứng của chúng lan ra môi trường bên ngoài. Cùng King’s Pet tham khảo ngay lịch tẩy giun cho chó mèo theo từng độ tuổi và chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh cho chó mèo.
Lịch tẩy giun cho chó mèo theo từng giai đoạn
Chó mèo trên 6 tháng tuổi: 2-3 tháng tẩy 1 lần.
Chó mèo trên 1 năm tuổi, chó mèo trưởng thành: 1 năm tẩy 1-2 lần. Tùy theo môi trường sống và điều kiện vệ sinh có thể tẩy 3-4 lần 1 năm.
Lịch tẩy giun cho chó mèo mẹ mang thai và cho con bú:
- Chó mèo mẹ nhiễm giun sán sẽ lây truyền sang con qua nhau thai và sữa vì vậy đặc biệt lưu ý tiến hành thật cẩn thận cho chó mèo mẹ.
- Tẩy giun cho chó mèo cái sinh sản trước khi phối giống 1 tháng.
- Tẩy một lần cho chó mèo mẹ trước khi sinh khoảng 1 -2 tuần.
- Chó mèo mẹ đang cho con bú tẩy cùng với chó mèo con.
Lưu ý trước khi tiến hành tẩy giun chó mèo
Nếu sáng ngày hôm sau định tẩy giun cho chó thì buổi tối hôm trước cho ăn ít hơn so với mọi lần.
Khi tẩy chỉ nên cho ăn ít thôi và thức ăn ngon hơn mọi ngày (nửa khẩu phần ăn như mọi khi).
Cách tẩy giun chó mèo: Có thể tán thuốc thật nhỏ rồi trộn vào thức ăn cho chó mèo nhỏ hoặc kẹp viên thuốc vào giữa miếng thịt, gan và cho ăn đối với chó mèo phàm ăn. Cách khác là dùng tay bóp miệng, cho chó ngửa cổ, đặt thuốc vào lưỡi, đẩy vào bên trong, cho chó ngậm miệng lại, vuốt cổ.
Tùy theo môi trường vệ sinh ăn, ở sạch hay bẩn mà điều chỉnh lịch tẩy cho hợp lý. Vd chó mèo trưởng thành hay ăn thả rông, ăn linh tinh, vệ sinh không được sạch sẽ như nuôi nhốt thì 1 năm có thể tẩy 3-4 lần.
Không nên tẩy giun cho chó khi chó đang mắc bệnh hoặc thời tiết nóng quá.
Sau khi tẩy nên cho chó mèo uống men tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt cho đường ruột hơn.
Các loại giun thường gặp ở chó
Chó con, chó sơ sinh cho đến chó trưởng thành đều có nguy cơ nhiễm nhiều loại giun ký sinh khác nhau. Dưới đây là một số loại giun phổ biến:
- Giun đũa: Hay còn gọi là sái dãi chó, loại giun này thường sống trong ruột non của chó. Chó con thường bị nhiễm từ sữa mẹ. Giun đũa có hình dạng dài, mảnh, màu trắng hoặc hơi vàng và có thể gây rối loạn tiêu hóa cho chó, đồng thời cũng nguy hiểm cho con người.
- Giun móc: Loại giun này cũng ký sinh trong ruột non và có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, mất máu và mệt mỏi. Chó con dễ bị nhiễm khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Giun tim: Ký sinh trong tim và các động mạch lớn, giun này được truyền từ muỗi sang chó. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh giun tim có thể dẫn đến tử vong.
- Giun tóc: Ký sinh trong ruột già và gây ra triệu chứng tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy có máu.
- Giun lươn: Thường sống trong ruột non và gây ra các vấn đề tiêu hóa cùng tình trạng mất nước.
- Giun dẹp: Bao gồm cả giun lươn và giun đốt, chúng ký sinh trong ruột chó và cần một loài trung gian như ve hoặc dế để phát triển.
- Giun sán dây: Là một dạng giun đốt nhỏ, rất nguy hiểm cho con người, có thể gây ra các bệnh liên quan đến gan, phổi và nhiều cơ quan khác.
PATE KING’S PET BY BAO ANH TRÁI CÂY – LÀN GIÓ MỚI CHO TIÊU CHUẨN THỨC ĂN CHO THÚ CƯNG
Theo đuổi một xu hướng và chuẩn mực mới cho thức ăn cho thú cưng, King’s Pet by Bao Anh luôn trăn trở liệu thú cưng có thể ăn trái cây như chúng ta?
Sau quá trình nghiên cứu cùng các chuyên gia, King’s Pet By Bao Anh đã tìm ra được thú cưng hoàn toàn có thể ăn được trái cây với mức liều lượng hợp lý. Đặc biệt, trái thơm (dứa) là loại trái cây lành tính, an toàn cho thú cưng nhờ vào hàm lượng fructose cùng Vitamin A, Folate, C, B6 cùng các khoáng chất như Magie và Kali.
Giúp tiêu hoá dễ dàng: Với các enzyme tiêu hoá hoạt động mạnh mẽ, trái thơm (dứa) luôn được xem là “bài thuốc” thúc đẩy việc tiêu hoá được thuận lợi và mượt mà hơn. Đồng thời các loại chất xơ hoà tan, chất xơ không hoà tan phong phú sẽ loại bỏ tình trạng táo bón, tiêu chảy, giúp đường ruột khoẻ manh hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch: Thơm (dứa) cực kỳ giàu Vitamin C, Axit Ascorbic kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các tác động xấu của các gốc tự do.
- Tốt cho sức khoẻ răng miệng: Sở hữu loại enzyme có khả năng lấy đi vết bẩn và vi khuẩn giúp răng chắc khỏe.
- Hỗ trợ thị lực khoẻ mạnh: Chất beta-carotene trong quả thơm có thể giúp trì hoãn thoái hóa bạch cầu, căn bệnh ảnh hưởng đến thị lực.
- Giảm căng thẳng: Dứa có serotonin, một chất chống căng thẳng tự nhiên giúp giữ cho các hormone và thần kinh của bạn được thư giãn.
Tăng cường sức khoẻ xương: Mặc dù không được biết đến nhiều như một nguồn trái cây giàu canxi, nhưng thơm chứa lượng lớn mangan. Mangan là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sự chắc khỏe, tăng trưởng và phục hồi của xương.
Hàm lượng chất đạm cao trong Pate King’s Pet by Bao Anh vượt trội nhờ vào nguyên liệu trong Pate cho mèo với thành phần là cá nục, thịt gà là những loại thực phẩm cung cấp hàm lượng Protein từ 60%
Pate Pate King’s Pet by Bao Anh cho mèo không chứa nhiều chất đạm từ thực vật. Protein có nguồn gốc từ thực vật không chứa đầy đủ các Axit Amin có từ động vật mà các loài ăn thịt bắt buộc cần trong bữa ăn của chúng. Việc thiếu hụt các Axit Amin sẽ gây nguy hiểm cho chú mèo như suy giảm thị lực, suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch suy giảm, các vấn đề về lông và da,…